[Recap] Buổi học chuyên đề 17:
DU LỊCH BỀN VỮNG: GÓC NHÌN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN - PGS.TS. Phạm Hồng Long -
Tối ngày 18/7/2024, các thí sinh được tham gia buổi học chuyên đề số 17 “"Du lịch bền vững: Góc nhìn lý thuyết và thực tiễn" do PGS.TS. Phạm Hồng Long trình bày trong chuỗi chương trình đào tạo thuộc “Dự án Vườn ươm Tài năng văn hóa du lịch 2024”. Bài chia sẻ với rất nhiều kiến thức, thông tin bổ ích về vấn đề phát triển du lịch bền vững trên thế giới và ở Việt Nam.
Mở đầu bài trình bày, nói về tình hình và khai thác du lịch, PGS.TS. Phạm Hồng Long đã đưa ra một hình ảnh rất thú vị: Du lịch giống như ngọn lửa, có thể giúp chúng ta có nhiều thứ nhưng cũng có thể gây hại nếu không được quản lý tốt; du lịch đại chúng và du lịch vượt ngưỡng đang trở thành vấn đề lớn; Việt Nam xếp thứ 96/99 về du lịch bền vững và khách du lịch sẵn sàng chi trả thêm cho du lịch bền vững dù có khủng hoảng tài chính.
Tiếp cận du lịch bền vững qua việc sử dụng phương pháp 4W1H (When, What, Why, Who, How) PGS.TS. Phạm Hồng Long đã phân tích cho các bạn sinh viên thấy về các vấn đề du lịch bền vững, trả lời các câu hỏi then chốt:
1/ Phát triển du lịch bền vững xuất hiện khi nào?
- Khái niệm du lịch bền vững xuất hiện từ những năm 90 và được chính thức sử dụng trong Tạp chí Du lịch Bền vững từ năm 1993.
- Tác giả tiên phong là Jost Krippendorf với cuốn sách "The landscape eaters" là người đầu tiên nêu ra các vấn đề và giải pháp thay thế cho du lịch
2/Phát triển du lịch bền vững là gì?
- Phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai (Ủy ban Brundtland, 1987). Các trụ cột: kinh tế, văn hóa - xã hội, và môi trường.
- Mục tiêu: Được lồng ghép trong 17 Mục tiêu phát triển Bbn vững của Liên Hợp Quốc.
3/ Tại sao phải phát triển du lịch bền vững?
- Đem lại nhiều lợi ích: thu hút và làm hài lòng khách hàng, mang lại lợi nhuận và thịnh vượng cho ngành, thu hút và mang lại lợi ích cho cộng đồng, bảo vệ môi trường và văn hóa địa phương.
- Mục tiêu phát triển: Đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến, và đáp ứng nhu cầu của các bên tham gia.
4/Ai tham gia/liên quan vào phát triển du lịch bền vững?
- Các bên liên quan: khối cơ quan nhà nước, khối tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các nhóm khác, khách du lịch.
5/Phát triển du lịch bền vững như thế nào?
- Quản lý điểm đến: Nhìn từ góc độ quản lý điểm đến bởi chính quyền, doanh nghiệp, và các bên tham gia hỗ trợ.
- Xu hướng sản phẩm: Du khách lựa chọn các sản phẩm du lịch bền vững.
- Truyền thông và tiếp thị: Sử dụng như một phương thức truyền thông và tiếp thị của điểm đến và doanh nghiệp.
Bài chia sẻ cũng cung cấp các mô hình du lịch bền vững:
- Mô hình VICE (Visitor, Industry, Community, Environment): nhấn mạnh vào việc cân bằng giữa khách du lịch, ngành công nghiệp, cộng đồng và môi trường.
- Mô hình của Muller: phát triển du lịch bền vững để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến.
Với nhiều kiến thức cập nhật, mới mẻ về phát triển du lịch bền vững, bài chia sẻ đã thu hút sự quan tâm và chú ý của nhiều bạn sinh viên. Phần thảo luận diễn ra sôi nổi với nhiều câu hỏi xoay quanh các vấn đề về cách thức thực hiện phát triển bền vững, những thách thức và cơ hội, thực trạng làm du lịch ở Việt Nam hiện nay (tại Bà Nà, Phú Quốc…). Buổi học đã mang lại nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích cho các bạn tham gia, đặc biệt là nhận thức được tầm quan trọng của du lịch bền vững./.
2 Bài học - 7 phút