[Recap] Buổi học chuyên đề 15:
XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CÁC ĐIỂM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG – DIỄN GIẢ. PHẠM HẢI QUỲNH -
Tối ngày 11/7/2024, các thí sinh được tham gia buổi học chuyên đề số 15 “ Xây dựng sản phẩm du lịch tại các điểm Du lịch cộng đồng” do diễn giả Phạm Hải Quỳnh trình bày trong khuôn khổ chuỗi chương trình đào tạo thuộc “Dự án Vườn ươm Tài năng văn hóa du lịch 2024”. Bài chia sẻ với các bạn sinh viên nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm hữu ích.
Bài chia sẻ của diễn giả Phạm Hải Quỳnh tập trung vào các khía cạnh quan trọng của việc xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) hiện nay với nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm hữu ích đối với các bạn sinh viên. Nội dung chính của bài thuyết trình bao gồm thực trạng, nguyên tắc phát triển, đánh giá tiềm năng điểm đến và tiêu chuẩn để phát triển DLCĐ.
Phần Thực trạng phát triển DLCĐ hiện nay, diễn giả Phạm Hải Quỳnh đã chỉ ra những mặt còn tồn tại: phát triển du lịch cộng đồng hiện nay còn tự phát và người làm DLCĐ chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm DLCĐ; nhiều nơi phát triển theo phong trào mà không có sự phân tích áp dụng cụ thể; hiểu lầm rằng phát triển homestay là DLCĐ, dẫn đến việc không bám vào văn hóa bản địa để phát triển; thiếu sự phân tích lựa chọn và không đưa sinh kế và môi trường vào phát triển DLCĐ…
Nguyên tắc phát triển DLCĐ: Khảo sát cộng đồng địa phương, sinh kế, giá trị văn hóa bản địa và cảnh quan thiên nhiên là những bước đầu tiên và quan trọng; khảo sát giao thông, tiện ích cộng đồng, môi trường và các tiềm năng du lịch khác; tìm kiếm các lãnh đạo địa phương sẵn sàng phát triển cộng đồng.
Đánh giá tổng quan tiềm năng điểm đến: tiềm năng du lịch độc đáo và khác biệt; tiềm năng du lịch tự nhiên và văn hóa; cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận; thị trường du lịch tiềm năng và các hoạt động du lịch khả thi; đánh giá các chương trình tour khả thi.
Những tiêu chuẩn để phát triển DLCĐ: tiêu chuẩn quốc gia về du lịch cộng đồng (TCVN 12359:2020); tiêu chuẩn du lịch cộng đồng ASEAN.
Nhìn chung, khi làm phát triển DLCĐ cần tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn đã đề ra, đồng thời phải dựa trên khảo sát và phân tích kỹ lưỡng về các yếu tố liên quan đến cộng đồng địa phương, văn hóa và môi trường. Việc này không chỉ giúp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa bản địa mà còn tạo điều kiện phát triển bền vững cho cộng đồng và du lịch, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói chung.
Với nhiều kinh nghiệm thực tế, diễn giả Phạm Hải Quỳnh đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về việc phát triển du lịch cộng đồng. Buổi học đã thu hút sự quan tâm và chú ý của nhiều bạn sinh viên. Phần thảo luận diễn ra sôi nổi với nhiều câu hỏi xoay quanh các vấn đề xác định giá trị nổi bật, nét đặc sắc văn hóa, mối quan hệ giữa các bên liên quan trong phát triển DLCĐ…Buổi học đã mang lại nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích cho các bạn tham gia.
2 Bài học - 7 phút